Dẫn Nhập
.jpg)
Dẫn Nhập
Lần đầu tiên mạt nhân được biết đến Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm là vào năm 2001 trong kỳ Phật Thất mùa Thu tại Tịnh Tông Học Hội Dallas. Do không biết tiếng Quan Thoại nên chúng tôi không nghe ra các âm thanh tụng niệm để theo kịp khóa niệm; nhờ đó, chúng tôi có dịp thong thả đọc từng trang Tam Thời Hệ Niệm và nhận thấy đây là một tác phẩm vô cùng quý giá cho Tịnh nghiệp hành nhân.
Thoạt nhìn, dễ hiểu lầm đây chỉ là một thứ khóa tụng nhằm hồi hướng cho các vong linh sau khi Phật thất viên mãn. Thế nhưng, càng đọc kỹ, càng thấy mỗi một lời khai thị trong bản pháp sự khoa nghi này đúng là kim chỉ nam cho người tu Tịnh Độ. Càng đọc, chúng tôi càng nhận thấy tư tưởng của Trung Phong quốc sư qua những lời khai thị hoàn toàn nhất quán với tư tưởng của lịch đại tổ sư Tịnh tông. Dường như, trong các trước tác, ngài Ngẫu Ích chịu ảnh hưởng của ngài Trung Phong rất nhiều, nhưng do kiến văn thô lậu, hữu hạn, chúng tôi không dám đoan chắc điều này. So với tác phẩm Tịnh Độ Sám Nguyện của ngài Tuân Thức, ý nghĩa, văn chương, khai thị, thứ tự tác pháp của Tam Thời Hệ Niệm đều vượt trội. Nhất là trong pháp sự này, đối tượng quy kính hoàn toàn chuyên nhất nơi Tây Phương Tam Thánh, không lễ bái quá nhiều danh hiệu thập phương chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn Tăng như trong Tịnh Độ Sám Nguyện, khiến tư tưởng “nhất tâm chuyên niệm, hồi hướng phát nguyện vãng sanh” của Tịnh tông càng được củng cố mạnh mẽ, người hành trì cũng dễ chú tâm hơn.
Đã từ lâu mạt nhân mang tâm nguyện phiên âm, chuyển ngữ pháp sự khoa nghi này, nhưng đành bó tay vì văn chương của ngài Trung Phong quá cô đọng, hầu như không cách nào gượng dịch được. May mắn sao! Mùa Thu năm nay (2004), chúng tôi tìm được bản Giảng Ký về khoa nghi pháp sự này của lão pháp sư Tịnh Không trên trang nhà Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán. Xin trân trọng diễn nôm, với tâm nguyện giúp cho những hành nhân Tịnh tông có thêm tài liệu làm kim chỉ nam hòng củng cố chí thú nhất tâm chuyên niệm, hồi hướng vãng sanh. Chúng tôi hoàn toàn tâm đắc lời Hòa Thượng Tịnh Không khai thị: Ngoài năm kinh một luận Tịnh Độ, mỗi hành nhân Tịnh Độ nên thường đọc đi đọc lại pháp sự này, tùy văn nhập quán để phần nào thể hội ý chỉ “tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”; để từ đó, sự lý viên dung, sự sự vô ngại, niệm niệm chẳng rời A Di Đà Phật.
Dưới mỗi câu trong chánh văn trong pháp sự khoa nghi, chúng tôi tạm dịch thành đôi dòng tiếng Việt để phô bày phần nào huyền nghĩa của chánh văn. Vì sức học quá hạn hẹp, thiếu hẳn văn tài, lời văn vụng về, thô kệch, què quặt, không thông suốt, chúng tôi không dám gọi đây là bản dịch, mà chỉ gọi là “bản chuyển ngữ”. Để người đọc tiện theo dõi, chúng tôi tự tiện đánh số chia khoa mục và đặt tiểu đề. Do nguyên cảo là một bản ghi chép trung thực lời Hòa Thượng giảng trong nhiều ngày, nên có những đoạn được Hòa Thượng nhắc đi nhắc lại đôi ba lần. Khi chuyển ngữ, chúng tôi vẫn giữ nguyên như thế, không tỉnh lược, ngõ hầu người đọc có thể tưởng tượng như đang trực tiếp tham dự pháp hội giảng kinh của Hòa Thượng.
Trong khi đang dịch nháp bài giảng này, chúng tôi thấy có những vị thiện tri thức khác cũng đang dịch băng giảng, nên chúng tôi đã bỏ dở, không làm nữa, nhưng rồi nuối tiếc, nên đành chuyển ngữ tiếp cho đến khi hoàn thành cảo bản vào cuối năm 2005. Do nghĩ bản chuyển ngữ này là việc làm dư thừa, coi như một tài liệu chỉ dành riêng cho chính mình học hiểu Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự, chúng tôi giữ nguyên hình thức mộc mạc, trúc trắc của nó để đăng tải trên trang nhà Di Đà Nguyện Hải (niemphat.net), vì nghĩ sẽ chẳng ai bận tâm đọc nó sau khi đã có băng giảng được lưu hành. Cho tới cuối năm 2010, trong một cuộc điện đàm, sư huynh Đức Phong đã có nhã ý muốn ấn hành bài giảng này để giúp cho những đồng tu cao tuổi, khó thể đọc lâu trên Internet, có thể thuận tiện tra cứu khi cần thiết, dễ dàng đánh dấu chương nào, phần nào cần thiết để đọc đi đọc lại từng phần lời giảng, suy ngẫm hòng thấu hiểu để thực hành hạnh “tùy văn nhập quán” như lão pháp sư Tịnh Không đã ân cần chỉ dạy. Vâng lời từ huấn của sư huynh Đức Phong, chúng tôi tu chỉnh, điều chỉnh cách chấm câu chưa hợp lý, ghi thêm chánh văn tiếng Hán, diễn nôm một số từ ngữ Hán Việt không phổ biến, cũng như nhuận sắc cho lời văn đỡ thô vụng, quê kệch hơn, cũng như sửa lỗi chánh tả. Dẫu đã cố gắng hết sức, nhưng tài cùn, trí cạn, thiếu hẳn sự tu trì, kiến thức chắp vá, lơ mơ, chắc chắn sẽ có những sai sót không thể nào tha thứ được trong bản chuyển ngữ ngô nghê này, ngưỡng mong các liên hữu xa gần sẽ rộng lòng từ bi lân mẫn chỉ giáo, phủ chính.
Nếu việc làm liều lĩnh này của chúng tôi có công đức nào thì xin hồi hướng công đức ấy lên bổn sư thượng Giải hạ Thắng, trụ trì chùa Bửu Quang quận 7, Sài Gòn, chư tổ sư hoằng truyền Tịnh tông Việt Nam và Trung Hoa, lịch đại tổ tiên, phụ mẫu, tông thân quyến thuộc, cũng như các liên hữu Vạn Từ, Minh Tiến, Huệ Trang, Đức Phong luôn nâng đỡ, khuyến khích chúng tôi mỗi khi “chân chùn, gối mỏi, ngã lòng, lười nhác”. Nguyện do công đức này, tất cả Tịnh nghiệp hành nhân trong cõi Sa Bà này và mười phương thế giới đều cùng được viên thành chí nguyện, cùng hội ngộ nơi Tây Phương Cực Lạc; tất cả chúng sanh trong mười phương nghiệp đạo đều thoát chốn u đồ, đồng sanh Tịnh Độ.
Trọng Đông năm 2010, Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa kính bạch
- - [TẬP 114]: Nay Gặp Được Pháp Môn Niệm Phật Này Là Vô Thượng Pháp Bảo.
- - [TẬP 113]: Trong Tâm Có A Di Đà Phật, A Di Đà Phật Là Gì?
- - [TẬP 112]: Người Học Phật Chúng Ta Càng Phải Nên Hiểu Cách Chuyển Họa Thành Phước.
- - [TẬP 111]: Chuyên Vì Vong Linh Quyết Sanh Tịnh Độ.
- - [TẬP 110]: Người Xuất Gia Là Phước Điền Tăng.
- - [TẬP 109]: Trì Giới Tu Định, Thọ Trì Kinh Giáo Đại Thừa.
- - [TẬP 108]: Tu Hành Bắt Đầu Từ Đâu?
- - [TẬP 107]: Phật Pháp Coi Trọng Vô Ngã.
- - [TẬP 106]: Thiện Căn Là Gì? Tội Là Gì?
- - [TẬP 105]: Niệm Phật Nhằm Loại Bỏ, Xa Lìa Tà Niệm!
- - [TẬP 104]: Căn Bệnh Của Người Thế Gian Thường Nghĩ Mình Đúng.
- - [TẬP 103]: Niệm Phật Là Chuyện Quan Trọng.
- - [TẬP 102]: Phật Pháp Dùng Gì Để Đột Phá?
- - [TẬP 101]: Xưng Danh Hiệu A Di Đà Phật, Diệt Được Các Khổ Trong Tám Vạn Ức Kiếp Sanh Tử.
- - [TẬP 100]: Mộng Do Nguyên Nhân Nào Mà Có?
- - [TẬP 99]: Tin Phật Thì Dựa Vào Đâu Để Tin?
- - [TẬP 98]: Sám Hối Tam Nghiệp Tội.
- - [TẬP 97]: Quan Hệ Giữa Tâm, Phật Và Chúng Sanh, Quan Hệ Gì Vậy?
- - [TẬP 96]: Chân Tâm Và Vọng Tâm.
- - [TẬP 95]: Tâm.
- - [TẬP 94]: Buông Xuống Không Phải Buông Xuống Trên Mặt Sự, Phải Buông Xuống Nơi Tâm.
- - [TẬP 93]: Chúng Sanh Vô Biên Thề Nguyện Độ.
- - [TẬP 92]: Ngày Nay Chúng Ta Học Phật, Học Phật Là Học Điều Gì?
- - [TẬP 91]: Tam Bảo Tán.
- - [TẬP 90]: Hằng Thuận Chúng Sanh.
- - [TẬP 89]: Cách Sám Hối Chú Trọng Là Phát Lộ.
- - [TẬP 88]: Hết Thảy Chư Phật Đều Nói Pháp Môn Tịnh Độ Này Là Pháp Khó Tin.
- - [TẬP 87]: Phật Pháp Trọng Thực Chất Chứ Không Trọng Hình Thức.
- - [TẬP 86]: Thế Nào Là Nhất Tâm?
- - [TẬP 85]: Luôn Thăng Trầm Theo Sanh Tử Tùy Theo Quí Vị Tạo Nghiệp Thiện, Ác!
- - [TẬP 84]: Hết Thảy Nổi Khổ Thế Gian Do Đâu Mà Có?
- - [TẬP 83]: Ở Tây Phương Cực Lạc Vì Sao Có Chín Phẩm?
- - [TẬP 82]: Các Vị Đồng Tu, Vì Sao Quí Vị Chẳng Nhập Cảnh Giới?
- - [TẬP 81]: Đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Là Tốt Nhất, Vì Sao?
- - [TẬP 80]: Tâm Nằm Ở Đâu?
- - [TẬP 79]: Chú Vãng Sanh.
- - [TẬP 78]: Chúng Ta Tu Bằng Cách Gì?
- - [TẬP 77]: Pháp Môn Tịnh Độ Là Pháp Khó Tin.
- - [TẬP 76]: Niệm Phật Là Nhân, Thành Phật Là Quả.
- - [TẬP 75]: Ngũ Ấm: Sắc, Thọ Tưởng, Hành, Thức.
- - [TẬP 74]: Phiền Não Lớn Là Ngạo Mạn.
- - [TẬP 73]: Tà Kiến Là Gì?
- - [TẬP 72]: Đối Với Đời Người Thống Khổ Lớn Nhất Là Sanh - Lão - Bệnh - Tử.
- - [TẬP 71]: Tịnh Độ Hoành Siêu, Đốn Tu Đốn Chứng.
- - [TẬP 70]: Phật, Bồ Tát Cũng Là Phật Pháp, Yêu Ma, Quỷ Quái Cũng Là Phật Pháp. Nghĩa Là Sao?
- - [TẬP 69]: Phật Độ Chúng Sanh, Không Phân Biệt Oán - Thân
- - [TẬP 68]: Tâm Tạp Loạn Là Tâm Không Chân Thành.
- - [TẬP 67]: Thế Nào Là Đại Thiện Căn, Đại Phước Đức?
- - [TẬP 66]: Quan Thế Âm Có Duyên Với Người Thế Giới Ta Bà.
- - [TẬP 65]: Vị Tổ Sư Thứ Nhất Của Tịnh Độ Tông Là Ai?
- - [TẬP 64]: Tạo Lập Đạo Tràng, Tạo Lập Tông Chỉ.
- - [TẬP 63]: Chuyển Thức Thành Trí
- - [TẬP 62]: Phương Pháp Hoằng Nguyện Độ Sanh, Phải Dùng Vô Lượng Pháp Môn Cứu Độ Chúng Sanh.
- - [TẬP 61]: Vô Phước Chẳng Thể Độ Sanh, Thành Phật Rồi, Trăm Kiếp Độ Sanh.
- - [TẬP 60]: Chư Phật, Bồ Tát Vĩnh Viễn Không Đối Lập Với Bất Cứ Một Chúng Sanh Nào.
- - [TẬP 59]: Vô Lượng Thọ Phật Có Phải Là Giáo Chủ Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Hay Không?
- - [TẬP 58]: Hết Thảy Pháp Từ Tâm Tưởng Sanh.
- - [TẬP 57]: Nhân Quả Báo Ứng.
- - [TẬP 56]: Chúng Ta Tu Tịnh Độ, Tu Tịnh Độ Là Học Theo A Di Đà Phật.
- - [TẬP 55]: Thuần Thiện Thuần Tịnh Là Dùng Một Câu A Di Đà Phật!
- - [TẬP 54]: Pháp Môn Tịnh Độ Được Gọi Là Pháp Môn Nhị Lực.
- - [TẬP 53]: Hoành Xuất Ngũ Trược.
- - [TẬP 52]: Phước Đức Là Gì?
- - [TẬP 51]: Tâm Thuần Thiện - Thuần Tịnh.
- - [TẬP 50]: Phát Nguyện Hồi Hướng.
- - [TẬP 49]: Đúng Pháp Là Như Thế Nào?
- - [TẬP 48]: Tam Huệ.
- - [TẬP 47]: Thỉnh Chuyển Pháp Luân, Thỉnh Phật Trụ Thế.
- - [TẬP 46]: Oan Gia Nên Cởi, Không Nên Buộc.
- - [TẬP 45]:Tin Sâu Phát Nguyện Chính Là Vô Thượng Bồ Đề.
- - [TẬP 44]: Niệm Phật, Tại Sao Đọa A Tỳ Địa Ngục?
- - [TẬP 43]: Thiện Tài Tu Pháp Môn Nào?
- - [TẬP 42]: Bồ Đề Tâm Là Gì?
- - [TẬP 41]: Chịu Thiệt Thòi Là Phước.
- - [TẬP 40]: Đới Nghiệp Vãng Sanh Là Thoát Khỏi Tam Giới.
- - [TẬP 39]: Chúng Sanh Ở Thế Giới Cực Lạc Là Từ Đâu Đến?
- - [TẬP 38]: Chúng Ta Tin Nhân Quả, Nói Theo Nhân Quả Thì Chúng Ta Phải Tu Phước.
- - [TẬP 37]: Nhớ Phật, Niệm Phật, Hiện Tiền Tương Lai, Nhất Định Thấy Phật.
- - [TẬP 36]: Pháp Nhĩ Như Thị
- - [TẬP 35]: Luyện Công Phu Tại Đâu ?
- - [TẬP 34]: Bát Nhã Vô Tri, Vô Sở Bất Tri
- - [TẬP 33]: Niệm Phật Chẳng Thể Vãng Sanh Nguyên Nhân Tại Sao Vậy?
- - [TẬP 32]: Pháp Môn Thầy Đã Chọn, Mình Có Được Thay Đổi Hay Không?
- - [TẬP 31]: Chúng Sanh Đông Đảo Ai Mà Không Có Phiền Não?
- - [TẬP 30]: Cực Lạc Thâu Nhiếp Chúng Sanh Trọn Khắp Pháp Giới
- - [TẬP 29]: Thế Giới Cực Lạc Do Đâu Mà Có?
- - [TẬP 28]: Tín Tâm Kiên Cố, Một Đời Chẳng Đổi.
- - [TẬP 27]: Tu Hành Trọng Yếu Nhất Nhất Là Sửa Đổi Hành Vi Lầm Lạc Của Mình.
- - [TẬP 26]: Tây Phương Cực Lạc Thù Thắng Ở Chỗ Nào?
- - [TẬP 25]: Quí Vị Sanh Vào Nhân Đạo, Rốt Cuộc Là Do Nghiệp Lực Gì?
- - [TẬP 24]: Trong Cửa Phật, Chẳng Bỏ Một Ai
- - [TẬP 23]: Tử Sanh Đại Sự
- - [TẬP 22]: Cái Gì Gọi Là Khổ?
- - [TẬP 21]:Quí Vị Có Thực Sự Nguyện Được Sanh Về Thế Giới Cực Lạc Hay Không?
- - [TẬP 20]: Có Thành Tựu Hay Không Do Thành Kính.
- - [TẬP 19]: Phàm Tất Cả Hình Tướng Đều Là Hư Vọng.
- - [TẬP 18]: Tâm.
- - [TẬP 17]: Chẳng Thể Dùng Một Chút Thiện Căn, Phước Đức, Nhân Duyên Để Được Sanh Về Cõi Ấy.
- - [TẬP 16]: Phật Chẳng Độ Kẻ Vô Duyên.
- - [TẬP 15]: Vạn Pháp Quy Nhất, Nhất Quy Tịnh Độ.
- - [TẬP 14]: Phật Pháp Trọng Thực Chất, Chẳng Trọng Hình Thức.
- - [TẬP 13]: Người Tu Hành Còn Rớt Trong Nhân Quả Hay Không?
- - [TẬP 12]: Tụng Kinh Phải Tùy Văn Nhập Quán.
- - [TẬP 11]: Từ Bi Là Gốc, Phương Tiện Là Cửa
- - [TẬP 10]: Muốn Phật Pháp Hưng Khởi Chỉ Có Tăng Khen Tăng.
- - [Tập 9]: Mục Đích Tu Học Của Kinh A Di Đà.
- - [Tập 8]: Như Thị Ngã Văn
- - [Tập 7]: Phương Pháp Tu Học Ăn Bản Trí Và Hậu Đắc Trí
- - [Tập 6]: Thích Ca Mâu Ni Phật Giới Thiệu Cho Chúng Ta Cảnh Giới Nào Của Tây Phương Cực Lạc.
- - [Tập 5]: Phương Pháp Siêu Độ Thù Thắng Nhất
- - [Tập 4]: Vì Sao Chúng Ta Mê Mất Tự Tánh?
- - [Tập 3]:Đề Mục Trung Phong Hệ Niệm Pháp Sự Tam Thời Toàn Tập
- - [Tập 2]: Hành Trang 1 Đời Của Trung Phong Thiền Sư
- - [Tập 1]: Tựa Đề Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm