Trong kinh Đại thừa đã nói như thế, có phải hơi quá không ?
Niệm một câu A Di Đà Phật mà có thể trừ được tội nặng trong tám mươi ức kiếp sinh tử. Thời gian quá lâu, quá dài, trải qua đời kiếp mê hoặc, điên đảo, nhất là sau khi rơi vào luân hồi sáu đường không thoát ra được.
Luân hồi là một mê cung, cứ mãi mù mịt trong đó thì mỗi niệm là một nghiệp. Như tôi đã nói, trong tâm chúng ta có niệm, nếu chia nhỏ niệm đó ra thì có đến một ngàn sáu trăm triệu niệm nhỏ, tội nặng trong tám mươi ức kiếp sinh tử, quí vị có thể hiểu vì sao không thể tiêu diệt.
Song nếu dùng chân tâm để niệm thì một niệm là có thể tiêu tan, tại sao lại như thế ?
Có một thí dụ trong kinh Phật, giống như ngôi nhà tối trăm năm là thí dụ cho sự mê mờ trong vô lượng kiếp, đốt lên một ngọn đèn thì căn nhà liền sáng rực. Ngọn đèn kia thí dụ cho cái gì ?
Đó là chân tâm, là sự giác ngộ của quí vị. Khi đã giác ngộ rồi thì nghiệp chướng trong vô lượng kiếp sẽ được tiêu diệt, vì sao vậy ?
Vì nghiệp chướng là giả, không thật, nếu thật thì nó đã không mất. “Phàm sở hữu tướng giai thị hưvọng”, chúng ta cần phải hiểu.
Có người thắc mắc, một số người nghi ngờ tội đã có trong nhiều kiếp, nghiệp chướng tạo ra trong nhiều đời nhiều kiếp đến nay, “nghiệp chướng sâu nặng, cần sám hối nhiều”, “tích chứa công đức, có thể tiêu trừ nghiệp chướng" đây là lối đi phổ thông nhất, được mọi người tin tưởng.
Nghiệp chướng nặng, mỗi ngày anh cần sám hối, siêng năng sám hối, từ từ tích chứa công đức mới tiêu trừ tội lỗi, tai nạn, vấn đề này mọi người nên tin tưởng.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Hòa Thượng Tịnh Không.
(Những Lời Khai Thị Của Hòa Thượng Tịnh Không)