Pháp âm

[Khai Thị]: Trên Kinh Phật Nói: Bòn Tài Được Quả Báo Bần Cùng, Bòn Pháp Được Quả Báo Ngu Si.


 

Mỗi giờ mỗi phút phải vì chúng sanh làm ra tấm gương tốt. Làm tấm gương tốt chính là bố thí. Không thể nói họ đâu có làm việc tốt gì, tại sao tôi phải làm, vậy thì sai rồi. Những người đó họ đều bằng lòng vào địa ngục, tại vì sao ta không đi? Chẳng phải là cái ý này hay sao? Chúng ta học Phật, Phật là tấm gương của chúng ta, Phật là mô phạm của chúng ta, người khác có làm thế nào hoàn toàn không liên quan gì với ta, cách làm của chính ta nhất định phải đúng pháp. Chúng ta có tài, dùng tài lực giúp đỡ người khác, có pháp càng phải dùng pháp giúp đỡ người khác.

Trên Kinh Phật nói, bòn tài được quả báo bần cùng, bòn pháp được quả báo ngu si. Cho nên không nên sợ ta dùng tiền tài giúp người khác, tương lai họ phát tài vượt hơn chúng ta rồi. Bạn giữ loại tâm này, bạn đời sau sẽ bị quả báo bần cùng. Bạn dùng pháp dạy người khác, sợ người khác trí tuệ đức tướng cao vượt hơn ta, đời sau sẽ bị quả báo ngu si. Trên Kinh Phật nói với chúng ta, học trò của Ngài là Châu Lợi Bàn Đà Gia, Phật nói một đoạn câu chuyện của ông ấy, ngay trong đời quá khứ ông ấy là Tam Tạng Pháp Sư, ngay trong đời này tại vì sao mà biến thành ra ngu si đến như vậy? Chính là khi dạy người khác bòn pháp, sợ người khác siêu vượt hơn mình, luôn muốn giữ lại cái riêng, không chịu hoàn toàn dạy cho người khác, cho nên ngay đời này bị quả báo ngu si. Phật dạy ông học một câu kệ, đọc câu trên thì không nhớ được câu dưới, dạy câu dưới thì lại quên mất câu trên, ngu si đến như vậy. Phật biết được nên giúp đỡ ông, dạy ông tu pháp môn sám hối, sám trừ nghiệp chướng, trí tuệ của ông liền hiện tiền, phước đức cũng hiện tiền.

Cho nên chúng ta chính mình trước tiên vạn nhất không nên chướng ngại chính mình. Nghiệp chướng không phải từ bên ngoài đến, mà là do chính mình làm. Chính mình chướng ngại chính mình, người khác không thể chướng ngại được, tự làm tự chịu, quyết không oán trời trách người, vậy mới là người thông minh. Chân thật hiểu được rồi, không thể không tu bố thí. Không tu bố thí, chính mình đời đời kiếp kiếp phước huệ đều không có. Toàn tâm toàn lực mà làm, làm không hề húy kị. Toàn bộ tài sản của chúng ta ngày nay chỉ có một bát cơm, ta thấy người khác không có cơm ăn, ta còn chia một nửa ra cho họ, đây là bố thí Ba La Mật. Sau khi phân cho họ, ta không còn thì làm sao? Không còn cũng không lo lắng, chắc chắn không hề lo lắng là ta ngày mai, năm tới phải làm sao. Tích lũy nhiều một chút, xem thấy người khác bên cạnh đói khổ, bạn cũng không đưa tay ra, vậy thì bạn sai rồi. Chúng ta mỗi niệm muốn cầu vãng sanh Tịnh Độ, mỗi niệm muốn thấy A Di Đà Phật, mà tâm như vậy thì làm sao có thể vãng sanh?

Toàn bộ bố thí, phụng hiến, ngày mai không có gì ăn, cố gắng niệm Phật liền đi đến Thế giới Cực Lạc. Đây là thật không hề giả. Tại vì sao vẫn cứ lưu luyến cái thế giới này, không thể xả bỏ được? Cho nên giúp đỡ chúng sanh khổ nạn, chính mình không chút lo lắng, phải xả được sạch sẽ, trống không.

Trong bố thí có ba loại là bố thí tài, bố thí pháp và bố thí vô úy. Chúng ta phải rất chăm chỉ nỗ lực mà học tập, đây gọi là hành Bồ Tát đạo. Trong đây điều tối quan trọng là giúp đỡ chúng sanh học Phật, giúp đỡ chúng sanh khai ngộ, công đức này lớn bậc nhất. Nếu như chúng ta chính mình có nghiệp chướng rất nặng, không cách gì tiêu trừ được nghiệp chướng, chỉ cần bạn chân thật chịu quay đầu. Quay đầu là chân sám hối. Ở trước mặt Phật Bồ Tát thần minh mong cầu, đó là mê tín, không thể tương ưng. Chân thật từ tập khí ác quay đầu lại, chính mình thường hay phản tỉnh tập khí ác, hành vi ác, quay đầu lại đoạn ác tu thiện. Phật là như vậy dạy bảo chúng ta, Thánh nhân thế gian cũng là dạy chúng ta như vậy, lại xem qua trong Kinh điển của các tôn giáo khác, vẫn là dạy bảo chúng ta như vậy. Vậy còn có thể sai sao? Nỗ lực mà tu thiện, đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện.

Nam Mô A Di Đà Phật!
TRÍCH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 217)
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không