Đệ tử của Phật tiếp nhận giáo huấn của Phật Đà, quyết định không nên làm những việc trái với lợi ích của xã hội, không nên làm việc hại xã hội, không nên làm những việc hại quốc gia, không nên làm những việc hại chúng sanh. Câu "không làm giặc quốc gia" hàm ý rất rộng rất sâu, bạn phải hiểu được.
Tại sao "không nói xấu lãnh đạo tổ quốc"? Hạnh phúc của nhân dân định đặt ở trên nền tảng xã hội an định. Xã hội an định thì mọi người liền có hạnh phúc. Nếu như xã hội động loạn, mọi người liền phải chịu khổ nạn. Quốc chủ là người lãnh đạo quốc gia. Nếu như nhân dân toàn quốc có lòng tin đối với người lãnh đạo quốc gia, đều tôn kính, đều phục tùng đối với họ, xã hội này là an định. Người lãnh đạo quốc gia cũng là người, họ không phải là thần, họ cũng không phải là Phật. Nếu bạn tìm một người tốt đẹp toàn diện thì không tìm được.
Trong lịch sử Trung Quốc, đế vương có phước báo lớn nhất, mọi người đều biết là Hoàng Đế Càn Long. Ông làm Hoàng Đế 60 năm, làm Thái Thượng Hoàng bốn năm, ngũ đại đồng đường. Phước báo lớn này lịch đại đế vương đều không có, chỉ một mình ông được như vậy. Ông ấy có lỗi lầm hay không? Lỗi lầm rất nhiều, không phải không có, trên lịch sử đều có ghi chép. Thế nhưng bạn phải nghĩ đến, những lỗi lầm đó ảnh hưởng không lớn lắm, nhất định phải hướng đến đại cục mà lo nghĩ, ổn định đại cục quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Cho nên người học Phật phải có trí tuệ, hiểu được đạo lý này, "không nói xấu lãnh đạo tổ quốc". Họ có lỗi lầm cũng không nói. Cũng như lễ giáo nhà Nho của Trung Quốc đã nói, "lỗi lầm của cha mẹ" là con cái có thể nghe, nhưng không thể nói, vì nói ra thì bất hiếu. Nhân dân đối với lãnh đạo quốc gia cũng giống như đối với cha mẹ vậy. Chúng ta phải khuyến khích họ, phải nghĩ biện pháp giúp đỡ họ có thể cải đổi tự làm mới, thế nhưng tuyệt đối không nên nói, tuyệt đối không thể hủy báng. Bạn thử nghĩ xem, ý nghĩa hai điều này của Phật sâu cỡ nào. Đây thật là có trí tuệ.
Cái khảo lượng này là vì hạnh phúc của tất cả chúng sanh mà khảo lượng, là vì an định xã hội mà khảo lượng, là vì hòa bình thế giới mà khảo lượng. Do đây có thể biết, nếu như chúng ta xem thường, hữu ý vô ý hủy báng người lãnh đạo quốc gia, không những chính mình tạo nghiệp bất thiện mà còn ảnh hưởng an định xã hội, ảnh hưởng hòa bình thế giới, ảnh hưởng nhân dân hạnh phúc. Một người chân thật có trí tuệ không bằng lòng xem thấy điều này. Cho nên trên "Kinh Phạm Võng" Phật nói ra hai câu nói này, chúng ta phải hiểu được việc này tuyệt đối không có lòng tư riêng, không có tâm thiên lệch, mà phải có trí tuệ chân thật.
Trong "Kinh Anh Lạc" cũng có hai câu. "Anh Lạc" cũng là Bồ Tát Giới Kinh. "Phạm Võng Bồ Tát Giới Kinh", "Anh Lạc Bồ Tát Giới Kinh", thông thường ở trong cửa Phật, "Phạm Võng Bồ Tát Giới Kinh" là người xuất gia thọ, "Anh Lạc Bồ Tát Giới Kinh" là người tại gia thọ. Đây là thông thường có một khác biệt như vậy, trên thực tế đều có thể hỗ tương dung thông. Đồng tu tại gia bạn có thể làm quốc tặc hay sao? Bạn có thể báng quốc chủ sao? Không thể nào! Người xuất gia đều không thể làm, thì người tại gia làm sao có thể làm? Nhất định phải hiểu đạo lý này, bốn chúng đệ tử đều phải nên tuân thủ.
Trong "Kinh Anh Lạc", câu thứ nhất nói: "Không được trốn thuế". Nộp thuế là nghĩa vụ của nhân dân, phải tận trách nhiệm đối với quốc gia, thu nhập của quốc gia nhờ vào thu thuế, quốc gia có tiền mới có thể vì nhân dân phục vụ rất nhiều những công trình công cộng. Mọi người ở Singapore đều có thể xem thấy, công trình công cộng của Singapore rất là tốt đẹp, những tiền đó từ đâu mà ra? Nhân dân nộp thuế mà có, cho nên không được trốn thuế. Trốn thuế là phạm giới trộm, là trộm cắp. Cái giới trộm này vô cùng nghiêm trọng, nói ra thật đáng sợ, không nên cho rằng nghĩ biện pháp nộp thuế ít một chút, chính mình chiếm một chút tiện nghi, không biết được tổn thất của chính mình nghiêm trọng không gì bằng. Nhất định phải hiểu được nộp thuế.
Điều thứ hai: "Không phạm quốc chế". Pháp chế chính là pháp luật của quốc gia. Pháp lệnh qui chương không nên trái phạm, hay nói cách khác, quyết định không làm loại hành vi trái phạm pháp luật, đây là Phật không cho phép.
Nam Mô A Di Đà Phật!
TRÍCH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 212)
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không