Pháp âm

[Khai Thị]: Phật Dạy Chúng Ta Dụng Tâm: " Phải Dùng Tâm Chân Thành".


 

Phật dạy chúng ta dụng tâm thì phải dùng "tâm chân thành", chân thành quyết định không có hư ngụy; dùng "tâm thanh tịnh", thanh tịnh quyết định không có ô nhiễm. Các vị phải nên biết, ý niệm tự tư tự lợi là ô nhiễm, phải quấy nhân ngã là ô nhiễm, tham-sân-si-mạn là ô nhiễm, những thứ này Phật đều không có. Tâm địa thanh tịnh, một trần không nhiễm, tâm Phật bình đẳng, chắc chắn không có cống cao ngã mạn. Chúng ta xem thấy những ghi chép ở trong Kinh điển, Phật đối với bất cứ một người nào cũng đều rất là khiêm tốn cung kính. Khi gặp người có khó khăn, Phật tùy lúc tận tâm tận lực giúp đỡ mọi người. Khi Phật xem thấy người có tuổi tác lớn, gánh một cái gánh rất nặng, Ngài liền tiếp lấy gánh phụ người đó một đoạn đường. Phật xem thấy lão thái bà tuổi tác lớn, xỏ kim bao nhiêu lần cũng không thể xỏ qua được, Thích Ca Mâu Ni Phật xem thấy vội vàng tiếp lấy, đem nó xỏ xong rồi đưa cho bà. Phật thật là từ bi. 

Bạn xem thấy Phật tuy tiếp nhận cúng dường của người ăn mày, thái độ của Ngài cũng giống như tiếp nhận cúng dường của quốc vương, không hề khác nhau. Chúng ta xem thấy Ngài dùng "tâm bình đẳng". Chư Phật Bồ Tát, ngay đến Khổng Lão Phu Tử, Mạnh Phu Tử, những Thánh Hiền nhân này chúng ta xem thấy ở trong "Luận Ngữ", "Mạnh Tử", họ đối với bất cứ một người nào, người không có địa vị hoặc địa vị rất là thấp kém, các Ngài đều là cúc cung chí kính, chắc chắn sẽ không khinh mạn một người nào, tâm của các Ngài đều bình đẳng.

Câu thứ tư là "tâm chánh giác". Chánh giác là tràn đầy trí tuệ. Phía trước nói “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng” là thể của tâm. “Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng” làm thế nào thực tiễn? Thực tiễn chính là trí tuệ, chính là lòng yêu thương, từ bi, hai câu này là thực tiễn. Chúng ta thường nói trí tuệ viên mãn, nghệ thuật cao độ, đó là lòng yêu thương. Bình đẳng yêu thương tất cả chúng sanh, quan tâm tất cả chúng sanh, đây là dạy chúng ta dụng tâm. Cái tâm này làm thế nào thực tiễn ở ngay trong cuộc sống, nơi công việc, trong đối nhân xử thế tiếp vật thường ngày? Phật chỉ thị chúng ta, chúng ta đem nó quy nạp thành bốn điểm là: "Nhìn thấu, Buông xả, Tự tại, Tùy duyên", đây là đời sống của Phật Hoa Nghiêm, đời sống của Phật Bồ Tát. Sao gọi là nhìn thấu? "Nhìn thấu" là đối với thế xuất thế gian tất cả các pháp tánh tướng, lý sự, nhân quả, rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, không có chút nào nghi hoặc, không có sai lầm. Đây là sự lưu lộ của trí tuệ.

Nam Mô A Di Đà Phật!
TRÍCH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 155)
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không