Hiện tại, cả thảy thế giới "trên dưới đều tranh lợi", thế giới này sẽ nguy hiểm. Cho nên, dự ngôn các nhà tôn giáo nước ngoài đều thường hay nói, thế kỷ này là cuối cùng. E rằng, ngày tàn của thế giới sắp đến gần. Chúng ta đối với những lời nói này đương nhiên không thể hoàn toàn tin tưởng. Thế nhưng, xem qua xã hội hiện tại, nghĩ lại những lời nói này cũng không phải là không có đạo lý. Nhà Phật nói nhân quả, trồng nhân thiện được quả thiện. Nếu như tất cả chúng sanh tâm hạnh đều không thiện thì ác báo nhất định không thể tránh khỏi. Thiên tai nhân họa, chúng ta từ trên nhân quả mà nhìn, từ trên lý luận của Thánh Hiền nhân đã nói mà suy xét. Trên Kinh Đại Thừa thường nói "cảnh tùy tâm chuyển", "tất cả pháp từ tâm tưởng sanh" là rất có đạo lý. Thế là chúng ta càng nghĩ, cái tiền đồ này càng đáng sợ!
Làm thế nào giúp đỡ chính mình, làm thế nào giúp đỡ xã hội, giúp đỡ tất cả chúng sanh tiêu trừ tai nạn này?
Vẫn là dựa vào giáo dục, ngoài giáo dục ra thì không có biện pháp thứ hai. Đây là một vấn đề rất nghiêm túc mà trong lúc giảng Kinh, không ít lần tôi đã nói đến. Vấn đề này chính trị không thể giải quyết, quân sự vũ lực cũng không thể giải quyết, kinh tế, kỹ thuật mang đến là tác dụng phụ, vẫn là không thể giải quyết. Đây là chúng ta hiện tiền sâu sắc thể hội được.
Cho nên, thế xuất thế gian, những bậc đại Thánh đại Hiền này, chúng ta xem thấy mỗi một người sáng tạo ra tôn giáo đều là Thánh Hiền nhân, họ không làm chính trị, không làm quân sự, không làm khoa học, cũng không làm kinh tế. Họ làm cái gì? Làm giáo dục. Công việc giáo dục này, ngày nay chúng ta gọi là "giáo dục tôn giáo". Họ biết được chỉ có giáo dục tôn giáo mới có thể giải quyết vấn đề.
Thế nhưng từ xưa đến nay, tôn giáo cũng đã truyền mấy ngàn năm rồi. Lịch sử của Ấn Độ giáo là dài nhất, người thế gian hiện tại thừa nhận lịch sử của nó đã có 8.500 năm. Cho nên, chín tôn giáo chúng ta xếp lại với nhau thì lịch sử của Ấn Độ giáo là lâu nhất, thứ hai là Do Thái giáo (hơn 4.000 năm lịch sử), thứ ba là Bái Hỏa giáo (có hơn 3.000 năm lịch sử), Phật giáo xếp ở thứ tư. Thời gian truyền thừa dài đến như vậy, nên không tránh khỏi trong đó có sự ngộ nhận, có chỗ sai lầm, cho nên càng truyền càng sai, thế là tôn giáo dần dần bị biến chất rồi. Tôn giáo vốn dĩ là giáo dục, là một loại giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, mỗi một tôn giáo đều là như vậy. Tôi xem Kinh điển của họ, tất cả đều có thể tương thông. Thế nhưng, truyền qua nhiều năm như vậy, mọi người đem giáo dục quên mất, chỉ còn lưu truyền ở thế gian là nghi thức của tôn giáo, thế là liền biến thành mê tín. Tôn giáo vốn dĩ không phải là mê tín, mà vốn dĩ là giáo học của trí tuệ.
Từ trước lão sư của tôi dạy tôi (vào lúc đó nói triết học Phật Kinh), thầy nói: “Phật giáo là trí tuệ chân thật, là đời sống nghệ thuật cao độ. Tu học Phật pháp là sự hưởng thụ cao nhất của nhân sanh”. Tôi bị mấy câu nói này kéo vào trong nhà Phật. Khi tôi đọc Kinh, tôi giảng Kinh, quả nhiên không sai, lời của lão sư đã nói là chân thật, không giả, đích thực Phật pháp là trí tuệ cứu cánh viên mãn, là đời sống nghệ thuật chân thật cao độ. Chúng ta hưởng thụ được rồi. Lại xem qua các tôn giáo khác có phải vậy không? Phải! Không hề khác gì với Phật giáo. Ngày nay chúng ta ở Singapore, ngưỡng cửa các tôn giáo chúng ta đều đã bước qua, đều đột phá hết. Chín tôn giáo thường cùng nhau tụ hội, một tháng chí ít có ba đến bốn lần tụ hội, cho nên chúng ta rất quen, là bạn tốt rồi, là người một nhà. Thế nhưng đây là gì vậy? Đây là tình người. Mâu thuẫn bên trong có thể tiêu trừ hay không? Rất khó. Mâu thuẫn phải làm thế nào để tiêu trừ?
Chúng ta phải ở nơi giáo lý, giáo nghĩa mà câu thông thì vấn đề này mới chân thật được giải trừ, hồi phục lại giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Điều này đối với xã hội, đối với quốc gia, đối với thế giới, đối với chúng sanh có cống hiến chân thật. Đây là bổn ý của chư Phật, của chúng thần sáng giáo. Đây là đại từ đại bi lưu xuất ra ái tâm chân thật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Trích PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 161)
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không