Ngài họ Phàn người ở Hà Nội. Cuối thời Đời Đông Tấn, Sư thờ Sa môn Trúc Đàm Hiện Kế nghe Pháp sư Đạo An làm phép tắc thời ấy, người ở ngoài ngàn dặm đến học lúc ấy phần lớn là Trung Nguyên nên dân đi bói đều đến Ngũ Đài mà bỏ La Phù. Do đó ông đến Tầm Dương Người ở Quận là Đào Phạm hết lời giữ ông ở lại, bèn đến trú tại Tây Lâm ở Lô Sơn không đổi, các môn đồ rất đông. Viễn Công lại đến ở, nên cùng bàn ở đấy trọn đời. Viễn Công ở đấy suốt ba mươi năm không hề xuống núi. Vĩnh ở Tây Lâm cũng thế. Lại rất tinh nghiêm kinh luật và giảng nói, mặc áo vải ăn rau dưa vui với tuổi già. Từng muốn nhà tâm trống vắng rèn tập Tam-muội bèn lập một thất trên đỉnh núi. Mỗi khi Vĩnh đến có một con hổ đến nằm phục bên thất, người sợ thì đuổi đi, người về thì lại đến. Vĩnh từng đến Ô Kiều, chủ doanh trại Ô Kiều uống rượu say cỡi ngựa chận đường không cho đi. Lúc đó trời đã xẩm tối, không đường rút lui, Vĩnh cầm gậy chỉ ngựa, ngựa sợ nhảy lên làm chủ té bị thương. Hôm sau đến hạch tội. Vĩnh nói Thần Hộ giới phạt người cuồng dại đối với Vĩnh, bèn xin Sám hối. Vĩnh tánh chân chất tự nhiên, lời nói không thương tổn người vật, quyết chí ở An Dưỡng. Vào niên hiệu Nghĩa Hy năm thứ mười Sư bị bệnh mặc áo liệm, mắt nhìn hướng Tây. Bỗng đòi giày và muốn ngồi dậy, chúng hoài nghi hỏi han thì Sư bảo: Phật đến nên ta ngồi dậy. Nói rồi Sư mất. Đạo-tục kéo đến đều nghe có mùi thơm lạ bảy ngày mới tan.
Nam Mô A Di Đà Phật!
TỊNH ĐỘ VÃNG SANH TRUYỆN
Sa Môn Giới Châu ở Phi Sơn, thuộc Phước Đường đời Tống soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản