Gương vãng sanh

[Gương Vãng Sanh]: Thích Tuệ Tư Được Phật A Di Đà Thuyết Pháp, Tự Tại Vãng Sanh.


 

Sư họ Lý, người ở Võ Tân. Thuở nhỏ mộng thấy vị Tăng Ấn-độ khuyên thoát tục, do đó cạo tóc. Nhưng chỗ Sư nương không phải là Lannhã. Bèn cảm được thần tăng khuyên giữ trai giới. Tư càng cố chí ngày chỉ ăn một bữa, việc đời đón đưa đều dứt. Sư tụng kinh Pháp Hoa, Duyma v.v… hơn ba mươi bộ, chỉ ở trong rừng vắng hoặc chỗ thiêu người, liền bị bệnh lỵ, ai cầu sám hối thì bình phục. 

Ngày nọ lại mộng thấy hơn trăm vị Tăng Ấn-độ ở trên tòa an ủi bảo rằng: Ông trước thọ giới không phải Thắng luật nghi thì đâu thể khai Chánh Đạo. Ông tịnh hạnh may gặp thanh chúng phải nên đổi dàn, tối đó tự lại phát sanh tình cảm nhiều lần do đó được thấy việc ba đời hành đạo. Lại từng trong mộng thấy Phật Di-đà nói Pháp cho Tư, do đó tạo tượng để nghiêm quán tưởng. Sư có lần an tọa hệ niệm thấy tướng của nghiệp thiện ác một đời cùng hiện ra rõ ràng. Hiện xong thì thân tâm mạnh mẽ ngộ được Pháp Hoa Tammuội và ý chỉ Đại thừa Phương Đẳng, bèn đối với hai thừa Đại Tiểu, các học định tuệ mà tuyên bày dẫn dắt để nhiếp mình người, lâu dần các tạp tịnh thô khởi động lăng xăng… 

Các học trò đều trình hỏi Tư nói: Phật ở đời chưa khỏi để lại lời há ta chẳng bị chê nhỏ. Huống chi không bao lâu Phật pháp sẽ bị diệt chưa biết phương nào lánh khỏi. Bỗng trên hư không có tiếng nói rằng: Nếu muốn tu định thì Võ Đương Nam Nhạc là chỗ ấy. 

Trong niên hiệu Võ Bình đời Tề đi về phía Nam đến Quang Châu thì vì nhiễu nhương nên đường nghẽn tắt, phải cùng môn đồ tạm nghỉ ở núi Đại Tô, núi này là biên giới của Trần Tề nên quân binh vây chặt lại gặp lúc Phật Pháp băng hoại, năm chúng ly tán, kẻ tài giỏi một thời còn kính mến đức sư đang mai danh ẩn tích cùng đến học hỏi lý vị. Tư nói Ta già rồi không thể giúp được các ông. Học trò là Trí Khải thay thầy giảng Kim Kinh đến chỗ “một tâm đủ muôn hạnh” thì Khải sanh nghi. Tư bảo ông hướng chí nghĩ về ý Đại phẩm, thứ lớp chưa làm ý Pháp Hoa Viên đốn Ta xưa ở trong Hạ khổ công suy nghĩ không có một niệm nào hiểu nhanh các pháp chính mình chứng được không chút nghi ngờ. Khải liền học hỏi Pháp Hoa ba mươi bảy cảnh giới rồi thưa: Hành vị của Hòa Thượng đáng ở Thập Địa. 

Tư nói: Không phải, chỉ là vị Thập Tín Thiết Luân, ta lấy việc nghiệm ra thì có thể tự thấy. Trong niên hiệu Quang Đại đời Trần, rời Đại Tô Cùng hơn bốn mươi vị Tăng đi đến Nam Nhạc. Khi đến nơi bảo chư Tăng rằng: Xưa ta ở đây mười năm hẳn là sự Viễn Du. 

Sáng hôm sau Sư đến Hành Dương, gặp một ngọn núi cao cây cối xinh tươi, Sư chỉ dưới đám rừng rậm bảo. Đây là chùa Xưa, trước ta ở đây mấy năm. Rồi vạch cỏ thì thấy nền chùa cũ và các đồ dùng của tăng. Lại chỉ một nơi bảo đây là chỗ xưa ta ngồi thiền, đám giặc chặt đầu ta chết rồi mà có thân này. Kế đó ít bước là một đống xương khô. Sư cầm cái sọ người lên bảo đây là đầu ta, chứng tỏ Phật lực rất nhiệm màu rồi thâu nhặt lấy mà xây Tháp. Trần Đế nghe Sư có nhiều việc lạ bèn hạ chiếu mời Sư đến ở chùa Thê Huyền. Tìm đến một ngôi chùa khác thì gặp mưa y phục đồ đạc và hài cỏ đều không ướt. Tăng chánh Tuệ Tung thấy bèn khen rằng: Đây quả là hành nhân bọn ta không thì biết được. Đại Đô Đốc Ngô Minh Triệt đến thăm dâng cho sư cái gối sừng tê. Biệt Tướng Hạ Hầu Hiếu Oai đến chùa Yết kiến Sư, giữa đường bỗng nghĩ việc Ngô Hầu dâng Tư gối sừng Tê hình dạng nó ra sao. 

Ông đến với vẻ chi kính thì Tư bảo muốn thấy gối sừng tê thì đến xem. Hạ Hầu hoảng sợ, mới biết Sư có tha Tâm thông. Tư ở Nam Nhạc, ChúaTrần mỗi năm đưa ba bức thư đến ủy lạo cung ứng các vật. 

Nơi núi Sư hoằng hóa có thần biến khó lường, hoặc hiện thân lớn nhỏ hoặc che kín dấu vết không còn có gì, hoặc dựa vào vật bên ngoài, hiện đủ các điềm lành. Lâm chung đến đạo tràng ở lưng chừng núi, ngày tiếp theo nói pháp, nói năng rất nghiêm nghị, người nghe cảm thấy sợ hãi. Lại bảo nếu mười người tu được Tam-muội Ban-chu thì tùy chỗ cần ta sẽ bảo cấp nếu không có các người này thì ta đi. 

Cuối cùng không ai trả lời. Sư liền liễm niệm trong chốc lát thì im lặng. Có đạo nhỏ tên Linh Biện, lúc đó ở bên cạnh cất tiếng gào khóc, thì Sư mở mắt trách rằng Thánh chúng đến rước ta đang luận chỗ thọ sinh vì sao ngươi khóc lóc làm loạn động? Rồi đuổi lịnh Biện đi và lại im hơi như trước. Vào niên hiệu Thái Kiện năm thứ chín đời trần, Sư 6 tuổi tính ra sau mười năm Viễn Du đến nay là mười năm luận ra thì Sư được Di-đà nói Pháp lại tạo Thánh tượng Di-đà để nghiêm quán tướng. Lại cùng Thiền sư Tuệ Mạng kết duyên Tịnh Nghiệp hẹn gặp ở An Dưỡng và cuối cùng thì Sư thật sinh An Dưỡng.

Nam Mô A Di Đà Phật!
TỊNH ĐỘ VÃNG SANH TRUYỆN
Sa Môn Giới Châu ở Phi Sơn, thuộc Phước Đường đời Tống soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản