Đạo và đời

[Khai Thị]: Chúng Sanh Trên Địa Cầu Này: Cần Yếu Nhất Là Cái Gì?


    

Là giáo dục của Phật giáo, không có gì quan trọng hơn đây. Tuy nhiên, có một số khu vực khốn khó bần khổ, họ thiếu kém lương thực, thiếu kém y vật, chúng ta tặng một ít lương thực cho họ, tặng một ít quần áo cho họ, cứu cấp nhất thời. Người xưa chúng ta thường nói, cấp nạn thì có thể cứu, thế nhưng bần cùng thì làm thế nào? Nếu như làm cho những người này ngay một đời, thậm chí đến thế hệ sau của họ đều phải nhờ vào cứu tế để trải qua ngày tháng, vậy thì cách làm của chúng ta sai rồi, từ bi của bạn là giả không phải là thật. Từ bi chân thật là phải giúp cho họ khai trí tuệ, phải truyền cho họ kỹ thuật năng lực để họ chính mình có thể tự mưu sinh, đây gọi là chân thật từ bi.

Phật từ bi đến tột đỉnh đối với chúng sanh mười pháp giới, Phật dạy chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng. Việc này thật từ bi. Dùng phương pháp gì để tiêu trừ? Đoạn ác, tu thiện. Phật dạy chúng ta khai trí tuệ, dạy chúng ta hồi phục vạn đức vạn năng của tự tánh chính mình. Dùng phương pháp gì vậy? Phá mê khai ngộ. Đều ở trong "bố thí". Cho nên, trong bố thí bao gồm có tài bố thí, pháp bố thí, vô úy bố thí.

Lần này tôi đến Cổ Tấn tham gia Phật thất, Phật thất lần này tương đối thù thắng, có sắp gần 100 người tham gia, cảm ứng cũng không thể nghĩ bàn. Sau khi pháp hội kết thúc, cùng nói chuyện với các đồng tu, giải đáp vấn đề nghi nan của họ. Trong đó có một vị đồng tu, ông là người quản lý sân bóng rổ, đến nói với tôi, sân bóng có rất nhiều trùng nhỏ, giun đất, họ bị bức có lúc không thể không sát sanh. Người chủ của sân bóng là cư sĩ Đan Tư Lý Lý Kim Hữu một mực dặn bảo không nên dùng nông dược, không được sát sanh. Ông ấy vô cùng khó được. Ông nói, tôi luôn là tận sức mà làm, thế nhưng có lúc bất đắc dĩ, không dám nói với ông ấy, vẫn là phải sát sanh. Ông hỏi tôi phải làm sao? Tôi dạy ông ấy, anh phải tăng cường câu thông với những trùng đất bị hại đó, cái núi đó lớn đến như vậy, bên cạnh sân bóng có rất nhiều cây cối hoa cỏ, anh phải dạy cho những trùng đó dọn nhà đi qua bên kia, không nên đi vào sân bóng. Có thể làm được hay không? Có thể! Làm không được là tâm chân thành của bạn chưa đủ. Các vị phải nên biết, những động vật nhỏ này đều thông tình người, bạn yêu thương chúng, chúng yêu thương bạn; bạn giúp đỡ chúng, chúng cũng giúp bạn. Chúng ta phải bình đẳng đối xử, hòa thuận cùng sống. Tại vì sao bạn không đuổi được những trùng nhỏ này? Việc thứ nhất, bạn đối xử không bình đẳng với chúng. "Ta là người, chúng là trùng", vậy thì không được, loại thái độ này chúng không thể tiếp nhận. Bạn phải xem chúng như bạn bè, xem chúng như là thân bằng quyến thuộc, tâm chân thành yêu thương chúng, chúng sẽ bị cảm động.

Không chỉ động vật có linh tánh, mà cây cối hoa cỏ cũng có linh tánh. Không chỉ cây cối hoa cỏ có linh tánh, mà đá cuội, ngói gạch cũng có linh tánh. Chúng ta rất rõ ràng, rất tường tận. Tại vì sao chúng có linh tánh? Trên "Kinh Hoa Nghiêm" nói: "Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí". Cái "vô tình" đó bao gồm thực vật, khoáng vật đều là một pháp tánh biến hiện ra, làm sao không có linh tánh.

Chúng ta phải đem cái ý niệm "sát sanh" này trừ bỏ từ trong nội tâm thì mới có thể làm đến được tự lợi lợi tha. Phiền não bạt trừ từ căn bản, trí tuệ chúng ta liền khai; đối người, đối việc, đối vật phải nên dùng phương pháp gì, phải nên dùng thái độ gì, chính mình liền tường tận. Sau đó bạn mở quyển Kinh ra liền có thể hiểu, Phật mỗi câu mỗi chữ đều hàm vô lượng nghĩa.

Cho nên ngày nay chúng ta nói "bố thí", cái đầu tiên là bố thí tâm chân thành, bố thí tâm bình đẳng. Chúng ta tổng kết giáo huấn của Phật là "chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi". Từ bi chính là tâm yêu thương. Việc đầu tiên chúng ta phải bố thí như vậy. Chúng ta dùng cái tâm này đối nhân xử thế tiếp vật, chúng ta đối với Phật dùng cái tâm này, thì đối với muỗi kiến cũng dùng cái tâm này, chắc chắn không có hai tâm. Những động vật nhỏ này đều có Phật tánh, cây cối hoa cỏ đều có pháp tánh.

Pháp tánh cùng Phật tánh là một tánh. Làm thế nào đem tâm tánh của chính mình cùng tâm tánh của Như Lai hợp thành một, sau đó đem thân của chính mình cùng tất cả chúng sanh dung hợp thành một thể. Bạn có thể vào được cảnh giới này thì chúc mừng bạn, bạn đã chứng được pháp thân. Người chứng được pháp thân, trong Kinh Đại thừa gọi là "Pháp Thân Đại Sĩ". Cho nên làm gì không thể nói được không thông chứ? Chúng ta thường nói giữa người với người phải tôn trọng lẫn nhau, phải kính yêu lẫn nhau, phải hợp tác lẫn nhau. Người với tất cả động vật, người với tất cả thực vật, khoáng vật đều phải tôn trọng. Ta tôn trọng chúng, ta yêu thương chúng, chúng cũng yêu thương ta; ta giúp đỡ chúng, chúng cũng giúp đỡ ta.

Nam Mô A Di Đà Phật!
TRÍCH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 217)
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không